Điển hình của kiểu người này là lúc nào cũng muốn mọi người nghĩ rằng mình là người thông thái, biết tuốt. Có những điểm mà người tinh ý có thể quan sát thấy một cách dễ dàng để nhận ra những kẻ “ta đây biết tuốt” này. Đây cũng là những điểm mà tôi khuyên các bạn nên tránh khi tiếp xúc với môi trường công sở.
1. Nói chuyện “kiểu văn phòng” để ra vẻ giống như một chuyên giaPhong cách "kiểu văn phòng" là một thuật ngữ được đặt ra bởi Richard Lanham trong một cuốn sách của ông. Lanham nói rằng đây là kiểu nói đặc trưng của văn xuôi đầy tính quan liêu nặng nề, danh từ thì đầy rẫy mà động từ thì chẳng thấy đâu. Một câu nói nghe thì có vẻ uyên bác nhưng lại chắng hướng vào ai, chẳng giúp ích được việc gì.
2. Tìm ra sự trớ trêu hay mỉa mai trong mọi trường hợp và chỉ ra cho tất cả mọi người thấyThế giới đầy những sự việc mang tính châm biếm, hiển nhiên thế, nhưng chỉ ra tất cả các trường hợp ấy không làm cho bạn trở nên thông thái trong mắt đồng nghiệp. Điều này chỉ làm cho bạn trông có vẻ lơ đễnh trong công việc, không nghiêm túc làm việc và khoa trương. Quan sát tinh tế của bạn, với tần suất hạn chế, sẽ hiệu quả hơn nhiều.
3. Cho rằng những người tốt nghiệp từ các đại học không danh tiếng thì tương lai sẽ chẳng đi đến đâu và đối xử với họ theo cách ấyChẳng cần nói nhiều thì mọi người cũng biết đây là một suy nghĩ sai lầm như thế nào, mặc dù nó thường xuyên xuất hiện trong đầu mọi người (luôn luôn là thầm kín, tất nhiên). Có vô số những bộ óc vĩ đại nhất trong nhiều lĩnh vực xã hội, kinh tế đã tốt nghiệp từ các trường không nằm trong top. Thành công của họ không phải là nằm ở tấm bằng mà là họ khao khát thành công đến mức nào, và họ đã toàn tâm toàn lực trong việc đạt được thành công ấy như thế nào.
4. Khi chiêu mộ nhân viên để hỗ trợ cho mục tiêu của mình, vờ khen ý tưởng của họ, trong khi không có ý định sử dụng chúngNếu bạn bị rơi vào trường hợp là nhân viên được chiêu mộ để hoàn thành mục tiêu của người khác, hãy tỉnh táo. Bạn phải quyết định xem mình có đang bị lợi dụng cho mục tiêu của người đang lôi kéo mình hay không.
|
Người thành công đáng tôn trọng không bao giờ dùng bất kỳ thủ đoạn nào cần thiết để đạt được mục tiêu (Ảnh minh họa) |
5. Kiên trì chỉ ra sai sót trong các ý tưởng của người khác một cách quá rõ ràng, mạch lạc không cần thiếtTừ quan điểm của “kẻ biết tuốt” thì anh ta/cô ta làm điều này chỉ đơn giản như chơi thể thao vậy. Phần hay nhất ở đây là, những ý tưởng không thể tự đứng lên để bảo vệ mình, và những người chịu trách nhiệm cho ý tưởng đó thì có đủ việc để làm hơn là ngồi bào chữa cho ý tưởng của mình. Theo một cách nào đó, đây là hành động mà chỉ những người hèn nhát mới làm.
6. Chỉ ra cho những người ở cấp bậc thấp hơn trong công ty rằng tất cả mọi người tự lựa chọn nghề nghiệp của riêng mình, và nếu họ không hài lòng với công việc, đó là bởi vì họ đã có những quyết định sai lầm7. Khi công việc có sự thay đổi, người này cho rằng mình hoàn toàn không có nghĩa vụ phải thông báo cho những người sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trên về những gì sẽ xảy ra tiếp theo (nếu làm như vậy, có lẽ đơn thuần chỉ là lịch sự mà thôi)Đây là lề thói điển hình ở hầu hết các tổ chức lớn mà tôi đã làm việc. Bạn chỉ được biết những gì mà họ nghĩ rằng bạn cần phải biết, và khi nào thì bạn cần phải biết điều ấy. Giữa người đưa ra quyết định và người chịu ảnh hưởng bởi quyết định có một sự khác biệt một trời một vực. Điều này khiến cho tất cả nhân viên cấp dưới cực kỳ lo lắng về những gì sắp diễn ra tiếp theo sau đó. Sống như thế là quá tệ, và rất ít người có thể làm công việc của họ với năng suất tốt nhất dưới sự mơ hồ luôn thường trực như vậy.
8. Thay đổi cách đối xử với mọi người trong một ngày bất kỳ là một điều chưa bao giờ quá muộnVí dụ điển hình là một giám đốc điều hành, người đi ăn trưa với đồng nghiệp và nói chuyện với cô bồi bàn như thể cô ấy chẳng có tí trí tuệ nào cả. Sau đó, ông ta trở về văn phòng và đối xử với đồng nghiệp và cấp trên của mình bằng vẻ ngoài bóng bẩy và cách ăn nói khéo léo. Đâu là minh họa tốt nhất cho tính cách của vị giám đốc điều hành này? Cách mà chúng ta đối xử với một người nào đó khi chúng ta không có động cơ cho lợi ích cá nhân sẽ thể hiện con người chúng ta nhiều hơn so với khi chúng ta làm một việc gì đó với động cơ cá nhân.
9. Người sẵn sàng làm bất cứ điều gì miễn là cần thiết để đạt được thành công của anh/cô taĐây có lẽ là điều giúp phân biệt rõ nhất giữa kẻ cơ hội với người thành công mà vẫn nhận được tôn trọng. Người thành công đáng tôn trọng không bao giờ dùng bất kỳ thủ đoạn nào cần thiết để đạt được mục tiêu. Họ sẽ đánh giá tất cả các lựa chọn có sẵn, và sau đó sáng suốt lựa chọn quyết định mà ít ảnh hưởng đến lợi ích của những người trong cuộc nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét